Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/8753
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorRousseau, Jean - Jacques-
dc.contributor.otherDương, Văn Hóa-
dc.date.accessioned2021-09-19T06:32:55Z-
dc.date.available2021-09-19T06:32:55Z-
dc.date.issued2016-
dc.identifier.urihttp://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/8753-
dc.description237 trvi
dc.description.abstractKhế Ước Xã Hội là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong thời kỳ Khai sáng, mở đường cho Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Nhân quyền Pháp năm 1789. Khế ước Xã hội gồm bốn quyển, mỗi quyển từ mười tới mười lăm chương. Trong lời mở đầu Rousseau viết: “Với bản chất con người như ta biết, và với tính chất có thể xảy ra của luật pháp, tôi muốn tìm xem trong trật tự của một xã hội dân sự có thể có một luật lệ cai trị nào chắc chắn và hợp tình hợp lý...” Trong cuộc hành trình này, Rousseau cũng như các nhà tư tưởng trước ông như Thomas Hobbes và John Locke đều bắt đầu từ nguyên thủy, nhận diện con người trong trạng thái thiên nhiên của nó. Mở đầu chương thứ nhất Rousseau viết: “Con người sinh ra được tự do, nhưng ở đâu họ cũng bị xiềng xích.” Đối với Rousseau, tự do là điều kiện thiết yếu để con người là một con người. Trong trạng thái thiên nhiên mỗi con người là chủ của chính mình, nhưng từng cá nhân một không thể chống chọi với thiên nhiên để tự tồn mà phải cùng chung sống với nhau hầu có đủ sức để sống còn. Từ xã hội sơ khai đầu tiên là gia đình, con người quần tụ thành những cộng đồng lớn hơn, nhưng trong cộng đồng lớn hơn này cần phải có luật lệ để điều hành trật tự sao cho phúc lợi và tự do của mỗi người vẫn được bảo đảm. Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là “người” đặt ra những luật lệ này khi mỗi cá nhân đều bình đẳng như nhau? Rousseau phủ nhận mô thức chính quyền quân chủ do Grotius và Hobbes đề ra, và lý giải rằng một xã hội dân sự hợp lý, hợp tình chỉ có thể được tạo nên bởi sự thỏa thuận của mọi người tham gia. Hay nói một cách khác bởi một khế ước xã hội do mọi người cùng lập nên và mọi người phải tuân thủ. Trong Khế ước xã hội, Rousseau cho rằng trạng thái tự nhiên bị tha hóa, trở thành một tình trạng dã man không còn luật pháp hay đạo đức, nên loài người cần một thể chế để tồn tại. Theo Rousseau, bằng cách sát cánh bên nhau thông qua một khế ước xã hội và từ bỏ các quyền tự nhiên, cá nhân sẽ giải thoát cả hai áp lực về sự cạnh tranh và phụ thuộc vào nhau, và như thế loài người vẫn tồn tại tự do. Bởi khi đã trao quyền lực cho những người đại diện cho nguyện vọng và ý chí chung của quảng đại quần chúng, thì chính điều này đảm bảo cho cá nhân khỏi bị lệ thuộc vào ý chí của các cá nhân khác.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherHà Nội: Thế giớivi
dc.subjectPháp luật`vi
dc.subjectNhân quyềnvi
dc.subjectKhế ướcvi
dc.subjectPhápvi
dc.titleKhế ước xã hộivi
dc.typeBookvi
Appears in Collections:Sách tham khảo

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
52. Khe uoc xa hoi.pdf6.66 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.