Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1454
Title: Đại cương lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX
Authors: Nguyễn, Hoài Văn
Keywords: Lịch sử;Tư tưởng;chính trị;Việt Nam
Issue Date: 2010
Publisher: H.: Chính trị Quốc gia, 372 tr
Abstract: Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam là một đề tài khoa học rộng lớn, có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết trong việc hình thành nền chính trị học Việt Nam nói riêng cũng như đối với các khoa học chính trị của Việt Nam nói chung hiện nay. Lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam có nội dung nghiên cứu xuất phát từ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nội dung cuốn sách tập trung vào việc phân tích những nguyên nhân, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự suy giảm của tư tưởng chính trị Nho giáo trong thời kỳ này; khảo sát mô hình nhà nước vua Lê – chúa Trịnh thời Lê Trung Hưng – một chính quyền lưỡng chế, thực chất là sự tìm kiếm, thể nghiệm một mô hình mới nhưng không thành công của các chúa Trịnh, biểu hiện của sự suy giảm và mất vai trò độc tôn của Nho giáo; phân tích, tìm hiểu đời sống tư tưởng văn hóa thời Mạc – Lê –Trịnh để cho thấy hệ tư tưởng chính thống nhà nước (Tống Nho) đã suy yếu và dần mất vị thế độc tôn trước sự trỗi dậy của nền văn hóa dân gian với các trào lưu tư tưởng phi chính thống (Đạo, Phật) tác động cả đến tầng lớp quan liêu nho sĩ, dẫn đến sự hòa quyện, đan xen của các tư tưởng với sự xuất hiện của hiện tượng Tam giáo đồng nguyên mới, phi nhà nước; nghiên cứu tư tưởng chính trị Nho giáo triều Nguyễn thế kỷ XIX (tư tưởng chính trị Nho giáo của Minh Mệnh và tư tưởng canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ) – điểm nhấn cuối cùng của tư tưởng chính trị Nho giáo tại Việt Nam.
URI: http://192.168.142.200:8080/dspace/handle/123456789/1454
Appears in Collections:Sách tham khảo



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.