Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1438
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.authorNguyễn, Thị Tuyết Mai-
dc.date.accessioned2015-11-17T08:21:56Z-
dc.date.available2015-11-17T08:21:56Z-
dc.date.issued2009-
dc.identifier.urihttp://192.168.142.200:8080/dspace/handle/123456789/1438-
dc.description.abstractNho giáo xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối thời Xuân Thu (Thế kỷ VI trước Công nguyên) do Khổng Tử sáng lập, nhằm giải quyết những rối ren của xã hội Trung Quốc lúc đó. Nó có một vai trò rất lớn trong lịch sử phong kiến Trung Quốc cũng như ở các nước Đông Á. Nho giáo có mặt ở Việt Nam khoảng 2000 năm và đã trở thành hệ tư tưởng và lý luận của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập gần 1000 năm. Một trong những nội dung chủ yếu mà Nho giáo đề cập là vấn đề con người, giáo dục và đào tạo con người. Nho giáo ít bàn đến vấn đề bản chất con người, mà chỉ tập trung bàn tới các vấn đề bản tính con người, mối quan hệ giữa con người với con người và đạo làm người ... Cuốn sách Quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người của TS Nguyễn Thị Tuyết Mai do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, xuất bản năm 2009 nhằm giúp cho bạn đọc, nhất là đối với các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách, các nhà sư phạm... có thêm tài liệu tham khảo hữu ích về vấn đề con người, giáo dục và đào tạo con người trong kho tàng lịch sử văn minh nhân loại. Cuốn sách được kết cấu gồm 4 chương, giới thiệu những nét khái quát nhất trong quan niệm của Nho giáo về vấn đề con người, giáo dục và đào tạo con người. Hoàn cảnh lịch sử và sự xuất hiện các học thuyết về xã hội và con người ngoài Nho giáo. Cùng với sự xuất hiện của học thuyết Nho gia là sự xuất hiện của 03 học thuyết khác, đó là: Đạo gia, Mặc gia và Pháp gia. Theo quan điểm của Đạo gia, con người sống theo tự nhiên vô vi, tri túc, quả dục; Mặc gia chủ trương con người sống kiêm ái, hỗ lợi, thượng hiền, thượng đồng; Pháp gia cho rằng con người có tính vị kỷ, cần phải kích động tính tự tư, tự lợi để con người tích cực hành động và lấy pháp luật để ràng buộc họ vào việc bảo vệ lợi ích của bậc quân vương. Trong quan niệm của Nho giáo về con người, tác giả không chỉ dừng lại ở việc trình bày trên cơ sở Triết học và Giá trị học những mặt tích cực về con người, về mục đích giáo dục của Nho giáo; nhiệm vụ của người Thày; nguyên tắc, nội dung và phương pháp giáo dục của Nho giáo, ... mà tác giả cũng chỉ ra những mặt tiêu cực của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người. Trên cơ sở đánh giá một cách khoa học về các quan niệm của Nho giáo, tác giả chỉ ra vai trò và ý nghĩa trong quan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con người, cơ sở để đề xuất quan điểm về nhân sinh, giá trị nhân sinh và xây dựng nhân cách sống lý tưởng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày quan điểm của cá nhân về sự ảnh hưởng của Nho giáo tới con người, tới vấn đề giáo dục và đào tạo con người ở Việt Nam trong lịch sử và hiện tại về sự nhìn nhận và đánh giá con người.vi
dc.language.isovivi
dc.publisherH.: Chính trị Quốc gia, 192 trvi
dc.subjectNho giáovi
dc.subjectQuan niệmvi
dc.subjectCon ngườivi
dc.subjectGiáo dụcvi
dc.subjectĐào tạovi
dc.subjectCon ngườivi
dc.titleQuan niệm của Nho giáo về con người, về giáo dục và đào tạo con ngườivi
dc.typeBookvi
Appears in Collections:Giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực



Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.