Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1404
Title: Lý thuyết tổ chức
Authors: Nguyễn, Hữu Tri
Keywords: Lí thuyết;Tổ chức;Lãnh đạo`;Hành chính
Issue Date: 2013
Publisher: H.: Chính trị Quốc gia - Sự Thật 256 tr
Abstract: Lý thuyết tổ chức nghiên cứu sự tồn tại, thích ứng và phát triển của tổ chức, nó tổng hợp thành quả nghiên cứu của nhiều môn khoa học như hành chính học, chính trị học, xã hội học, điều khiển học, tâm lý học, triết học, kinh tế học. Trong xã hội, các tổ chức thâm nhập vào các khía cạnh của cuộc sống, thâm nhập vào kinh tế và thậm chí cả cuộc sống riêng tư của mỗi người. Nghiên cứu lý luận về tổ chức nhằm để hiểu rõ hiện tượng đặc biệt này. Thậm chí, dù không mong muốn vận dụng tất cả các kiến thức của mình vào thực tế thì ít nhất nó cũng giúp chúng ta trả lời câu hỏi: Tại sao các tổ chức mà mình từng biết và các tổ chức mà mình có thể sẽ được tuyển dụng vào làm việc lại có cấu trúc như vậy?Dù là hay không phải là người nghiên cứu về tổ chức, chúng ta cũng nên trang bị cho mình một số hiểu biết về cách thức hoạt động của các tổ chức. Tất cả những việc như: đến sở giao thông công chính để xin giấy phép lái xe, đặt trước vé máy bay, tiếp chuyện với nhân viên ngân hàng… sẽ thuận lợi hơn nhờ được trang bị và sử dụng một số “lý luận” hướng dẫn cách thức hoạt động và hành vi đối xử của các nhân viên trong các tổ chức đó. Thực tế cho thấy rằng, hằng ngày (dù vô tình hay cố ý), chúng ta đã sử dụng những học thuyết về tổ chức này. Với ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết tổ chức nêu trên, Cuốn sách giúp người đọc nhận thức đúng đắn về tổ chức, về các học thuyết tổ chức, các quy luật vận hành của tổ chức, hiểu biết các mối quan hệ và các yếu tố trong tổ chức, đồng thới biết phân tích, đánh giá một tổ chức; hình thành kỹ năng thiết kế tổ chức, xây dựng mô hình tổ chức và xử lý điều chỉnh, thay đổi tổ chức, duy trì và phát triển tổ chức để tạo ra một tổ chức hiệu lực, hiệu quả; trên cơ sở nhận thức kiến thức và kỹ năng trên, người nghiên cứu sẽ xác định quan điểm, thái độ đúng đắn đối với tổ chức mà mình tham gia hoạt động để từ đó rèn luyện ý thức trách nhiệm, xây dựng tổ chức và ý thức sống có kỷ cương, tự giác chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức. Cuốn sách gồm 10 chương: Chương I: Khái niệm, vai trò, nội dung và phương pháp nghiên cứu tổ chức; Chương II: Quá trình phát triển lý thuyết tổ chức, các học thuyết chủ yếu về tổ chức; Chương III: Những quy luật cơ bản chi phối sự hình thành và phát triển của tổ chức; Chương IV: Cơ cấu tổ chức; Chương V: Thiết kế tổ chức; Chương VI: Hệ thống tổ chức; Chương VII: Văn hóa tổ chức; Chương VIII: Một số khía cạnh tâm lý vận dụng trong quản trị tổ chức; Chương IX: Giới trong tổ chức; Chương X: Đánh giá phân tích một tổ chức.
URI: http://192.168.142.200:8080/dspace/handle/123456789/1404
Appears in Collections:Sách tham khảo

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LÝ THUYẾT TỔ CHỨC.pdf14.78 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.