Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1278
Title: Thể chế Đảng cầm quyền - một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Authors: Đặng Đình, Tân
Keywords: Đảng cầm quyền;Lí luận;Thực tiễn
Issue Date: 2012
Publisher: H.: Chính trị Quốc gia, 430 tr
Abstract: Ngay như tên gọi của nó, cuốn sách Thể chế đảng cầm quyền – một số vấn đề lý luận và thực tiễn, các tác giả đã đi sâu phân tích và chứng minh những vấn đề cơ bản về thể chế của đảng cầm quyền trong xã hội. Đảng cầm quyền bao giờ cũng giữ vai trò lãnh đạo, chi phối toàn bộ hệ thống chính trị, đặc biệt và trực tiếp nhất là nhà nước; bằng nhà nước và thông qua nhà nước để thực hiện mục tiêu, chiến lược của mình. Giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước là một hoạt động cơ bản của các đảng chính trị. Tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của từng nước cũng như mục tiêu theo đuổi mà mỗi đảng cầm quyền có những phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau, song đều nhằm tới một hướng đích là giành, thực thi và chi phối quyền lực nhà nước, từ đó chi phối và thực thi quyền lực của đảng mình đối với các đảng khác và với toàn xã hội. Các đảng chính trị khi đã cầm quyền đều tuân theo những nguyên tắc chung là lãnh đạo, chi phối, sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng sức mạnh, các phương tiện vật chất đã được thiết chế hóa của nhà nước để thực hiện mục tiêu của đảng mình, của giai cấp mình. Song, mỗi đảng chính trị khác nhau đều có những phương thức lãnh đạo và cách thức tổ chức thực hiện khác nhau tùy thuộc vào quan điểm, tư tưởng, tương quan lực lượng trong hệ thống chính trị, tùy thuộc vào điều kiện khách quan của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước và cả nhân tố chủ quan của chính đảng cầm quyền. Vì thế, đảng cầm quyền là vấn đề quan trọng của hệ thống chính trị của tất cả các quốc gia. Ở nước ta, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội ta. Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Điều 4, Hiến pháp 1992 khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với Nhà nước ta: "Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội". Đó là nguyên tắc hoạt động cơ bản của Đảng và của hệ thống chính trị, là trụ cột của cơ chế vận hành của cả hệ thống chính trị của nước ta. Từ Đại hội lần thứ IX đến Đại hội XI của Đảng đều xác định: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng lãnh đạo.." Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn cũng như phương hướng, biện pháp xây dựng thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ta đòi hỏi phải tổng kết thực tiễn, phải tìm tòi, học hỏi với tinh thần nỗ lực cao. Nội dung cuốn sách gồm 5 phần: Phần thứ nhất: Sự cần thiết xây dựng thể chế đảng cầm quyền trong định hướng đổi mới chính trị ở Việt Nam Phần thứ hai: Đảng cầm quyền, thể chế đảng cầm quyền - những vấn đề lý luận Phần thứ ba: Những đặc điểm chủ yếu về thể chế của một số đảng cầm quyền trên thế giới Phần thứ tư: Thể chế Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước - thành tựu và những vấn đề đặt ra hiện nay Phần thứ năm: Định hướng và những giải pháp cơ bản tiếp tục đổi mới thể chế Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Việt Nam
URI: http://192.168.142.200:8080/dspace/handle/123456789/1278
Appears in Collections:Sách tham khảo

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
Thể chế đảng cầm quyền.pdf58.49 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.