Please use this identifier to cite or link to this item: http://thuvien.ajc.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/1272
Title: Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945-2000)
Authors: Trần, Nam Tiến
Keywords: Lịch sử;Quan hệ quốc tế;Hiện đại
Issue Date: 2010
Publisher: H.: Giáo dục, 596 tr
Abstract: Quan hệ quốc tế (International Relations) là một môn khoa học nghiên cứu sự vận động của các chủ thể cấu thành nên nền chính trị thế giới. Đây là một môn khoa học tổng hợp bao gồm nhiều bộ môn khoa học xã hội khác như sử học, quan hệ kinh tế thế giới, địa lí kinh tế thế giới, luật quốc tế. Do đó, việc nghiên cứu môn khoa học này đòi hỏi phải có một cách tiếp cận đa ngành và phải có một trình độ tư duy khái quát, tổng hợp có liên quan đến các hoạt động đa diện, đa chiều của các dân tộc trên thế giới. Với tư cách là một môn khoa học, quan hệ quốc tế đã được nghiên cứu và giảng dạy từ lâu trên thế giới. Trong đó, môn học lịch sử quan hệ quốc tế có vị trí khá quan trọng trong khoa học quan hệ quốc tế. Lịch sử quan hệ quốc tế có chức năng chủ yếu nghiên cứu, trình bày các mối quan hệ qua lại giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trong thực tiễn, các mối quan hệ quốc tế trong bất kì thời kì nào cùa lịch sử (cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại) đều bị chi phối, tác động bởi một số ít các cường quốc, và nội dung chủ yếu của các mối quan hệ quốc tế đều xoay quanh cuộc đấu tranh giữa các cường quốc để tranh giành ảnh hưởng, phạm vi thế lực và thiết lập một trật tự thế giới có lợi nhất cho mình. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự hai cực Yalta hình thành, thể hiện sự chạy đua giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mĩ. Sau khi trật tự hai cực Yalta bị phá vỡ, Mĩ ra sức vươn lên "thế một cực" trong trật tự thế giới mới, các cường quốc khảc cố gắng đấu tranh để duy trì “thế giới đa cực”. Có thể nói, từ đầu những năm đầu thập niên 90 của thế kỉ XX, một trật tự thế giới mới đang dần dần được hình thành. Nội dung chủ yếu khác trong lịch sừ quan hệ quốc tế giai đoạn 1945 - 2000 là cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp rộng lớn. quyết liệt giữa một bên là các nước đế quốc và các thế lực phản động khác với một bên là các nước xã hội chủ nghĩa, các dân tộc bị áp bức, nhân dân các nước nhằm hướng tới nhũng mục tiêu cơ bản: độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực quan hệ quốc tế đã được công bố. Tuy nhiên ở Việt Nam, cho tới nay các công trình liên quan tới lịch sử quan hệ quốc tế, đặc biệt là từ năm 1945 đến nay còn rất ít. Trong bối cảnh đó, cuốn sách Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại (1945 - 2000) ra đời nhằm góp phần phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập và tham khảo của giáo viên và đông đảo các bạn học sinh, sinh viên cùng tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Sách được viết dựa trên những nguồn tài liệu, các bộ sử có uy tín và giá trị khoa học cao trong và ngoài nước. Tất cả những kiến giải, đánh giá được đưa ra trong tập sách giúp cho bạn đọc tham khảo thêm, đều dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng tư duy mớì về đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
URI: http://192.168.142.200:8080/dspace/handle/123456789/1272
Appears in Collections:Sách tham khảo

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
LS quan hệ quốc tế hiện đại.pdf114.18 MBAdobe PDFThumbnail
 Sign in to read


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.